PDA

Xem bản đầy đủ : Thuế VAT và chi phí quản lý dự án, sự không phù hợp kéo dài nhiều năm



luongvancanh
13/12/21, 09:24 PM
Trước đây, vào năm 2010, một bạn học viên hỏi tôi là chi phí quản lý dự án (CPQLDA) tính theo Quyết định 957/2009/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng có thuế VAT hay không? Tôi đã trả lời theo cách phân tích vấn đề này theo nhiều góc cạnh, theo logic, theo Luật để kết luận là CPQLDA là có thuế (xem dutoan.vn/forums/showthread.php?513). Sau đó tôi theo dõi từ 2010 đến nay, có nhiều người cũng có câu hỏi như vậy. Tại sao xã hội lại có câu hỏi giống nhau lại tồn tại qua nhiều Thông tư (TT) hướng dẫn về quản lý chi phí như vậy! Tôi sẽ trình bày lại cho các bạn hiểu lý do tại sao như vậy và trình bày sự phù hợp Luật, logic của vấn đề, sự thay đổi của pháp luật theo thời gian. Bài viết này dành cho các bạn đã có kiến thức nâng cao về quản lý chi phí.

0. Cả thế giới, kể từ khi có có nghề tư vấn QLDA vào thập niên 70, người ta xem loại nghề QLDA là nghề tư vấn như các loại nghề tư vấn khác như giám sát, thiết kế, QS... và đến nay, lý thuyết quản lý dự án hiện đại của PMI cũng xem QLDA là nghề tư vấn dự án để phục vụ cho các chủ đầu tư.

1. Vào năm 2005, Bộ XD ban hành 04/2005/TT-BXD ngày 01/04/2005 để hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. Theo TT này, chi phí quản lý dự án và chi phí khác không tách riêng nhau, mà được tính chung. Tôi trích nguyên văn nội dung để minh họa:

1.4- Chi phí quản lý dự án và chi phí khác bao gồm: Chi phí quản lý chung của dự án; Chi phí tổ chức thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư; Chi phí thẩm định hoặc thẩm tra thiết kế, tổng dự toán, dự toán xây dựng công trình; Chi phí lập hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đấu thầu; Chi phí giám sát thi công xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng và lắp đặt thiết bị; Chi phí kiểm định và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng; Chi phí nghiệm thu, quyết toán và quy đổi vốn đầu tư; Chi phí lập dự án ; Chi phí thi tuyển kiến trúc (nếu có) ; Chi phí khảo sát, thiết kế xây dựng ; Lãi vay của Chủ đầu tư trong thời gian xây dựng thông qua hợp đồng tín dụng hoặc hiệp định vay vốn (đối với dự án sử dụng vốn ODA) ; Các lệ phí và chi phí thẩm định ; Chi phí cho Ban chỉ đạo Nhà nước, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, chi phí quan trắc biến dạng công trình (nếu có) ; Vốn lưu động ban đầu cho sản xuất ; Chi phí nguyên liệu, năng lượng, nhân lực cho quá trình chạy thử không tải và có tải (đối với dự án sản xuất kinh doanh) ; Chi phí bảo hiểm công trình ; Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán và một số chi phí khác.
Tại sao năm 2005 lại gộp chung các loại chi phí tư vấn lại và gọi chung là chi phí quản lý dự án? Lý do là thời điểm này hầu hết chỉ có Ban QLDA của nhà nước thôi, công việc tư vấn QLDA chưa phổ biến. Tư vấn QLDA chỉ có ở một số ít các dự án đầu tư nước ngoài, vốn tư nhân. Xuất phát từ quan điểm này, người ta nghĩ là Ban QLDA vốn nhà nước làm QLDA thì không phải nộp thuế VAT vì làm công trình nhà nước?!?! Suy nghĩ này sai trầm trầm trọng so với Luật thuế VAT ban hành năm 1997.
Định mức CPQLDA thời điểm này rất cao (6-7%) vì nó bao gồm luôn một số công tác tư vấn khác mà đa số các Ban QLDA vốn nhà nước thường thực hiện. Cụ thể, theo Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của BXD như sau:



ĐỊNH MỨC CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH


Bảng II.1: Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình


Đơn vị tính: %







TT
Loại công trình
Chi phí xây dựng và thiết bị (tỷ đồng)




<= 7
10
20
50
100
200
500
1000
2000
5000
10000


1
Công trình dân dụng
6,336
5,734
4,9
4,261
3,469
2,879
2,513
1,95
1,73
1,239
0,947


2
Công trình công nghiệp
7,241
6,553
5,6
4,87
3,965
3,29
2,872
2,228
1,978
1,416
1,082


3
Công trình giao thông
6,939
6,28
5,367
4,667
3,8
3,153
2,752
2,136
1,895
1,357
1,037


4
Công trình thuỷ lợi
6,637
6,007
5,134
4,464
3,634
3,016
2,632
2,043
1,813
1,298
0,992


5
Hạ tầng kỹ thuật
6,034
5,461
4,667
4,058
3,304
2,742
2,393
1,857
1,648
1,18
0,902




2. Đến năm 2006, xảy ra vụ án Ban Quản lý dự án 18 (PMU-18) thuộc Bộ Giao thông Vận tải (https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99_Giao_th%C3%B4ng_V%E1%BA%ADn_t%E1%BA%A3i _(Vi%E1%BB%87t_Nam)) (xem lại vụ án tại https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B9i_Ti%E1%BA%BFn_D%C5%A9ng_(PMU_18)). Rút kinh nghiệm vụ án, Bộ XD ban hành TT 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 để tách riêng chi phí QLDA ra khỏi chi phí tư vấn còn lại để quản lý chặt chẽ các Ban QLDA vốn nhà nước sử dụng CPQLDA. Tôi trích nguyên văn nội dung để minh họa:

1.1.4. Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:- Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
- Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;
- ....
- Chi phí tổ chức thực hiện một số công việc quản lý khác.
...
1.1.5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm:
- Chi phí khảo sát xây dựng;
- Chi phí lập báo cáo đầu tư (nếu có), chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
- Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc;
- Chi phí thiết kế xây dựng công trình;
....
- Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác.

Và năm 2007, Bộ XD ban hành văn bản 1751/BXD-VP ngày 14/08/2007 để giảm và tách định đinh mức QLDA ra khỏi các chi phí tư vấn khác. Định mức QLDA chỉ còn khoảng 2%. Cụ thể như sau:




TT
Loại công trình
Chi phí xây dựng và thiết bị (tỷ đồng)




<=7
10
20
50
100
200
500
1.000
2.000
5.000
10.000


1
Công trình dân dụng
2,304
2,195
1,862
1,663
1,397
1,368
1,254
1,026
0,793
0,589
0,442


2
Công trình công nghiệp
2,426
2,31
1,96
1,75
1,47
1,44
1,32
1,08
0,931
0,62
0,465


3
Công trình giao thông
2,062
1,964
1,666
1,488
1,25
1,224
1,122
0,918
0,791
0,527
0,395


4
Công trình thuỷ lợi
2,183
2,079
1,764
1,575
1,323
1,296
1,188
0,972
0,838
0,558
0,419


5
Công trình hạ tầng kỹ thuật
1,94
1,848
1,568
1,4
1,176
1,152
1,056
0,864
0,744
0,496
0,372


3
Công trình giao thông
6,939
6,28
5,367
4,667
3,8
3,153
2,752
2,136
1,895
1,357
1,037


4
Công trình thuỷ lợi
6,637
6,007
5,134
4,464
3,634
3,016
2,632
2,043
1,813
1,298
0,992


5
Hạ tầng kỹ thuật
6,034
5,461
4,667
4,058
3,304
2,742
2,393
1,857
1,648
1,18
0,902




3. Tại thời điểm ban hành Quyết định 957/2009/QĐ-BXD, để công bố định mức chi phí tư vấn một số loại thường gặp. Theo tinh thần của Quyết định là công bố, không bắt buộc áp dụng khi nhận thấy nó không hợp lý nên mọi người có thể áp dụng theo sự hợp lý của định mức.

4. Cho đến nay, Bộ XD đã thay đổi nhiều Thông tư khác và không còn công bố nữa mà là bắt buộc áp dụng. Tuy nhiên, chưa có Thông tư nào thể hiện rõ ràng là nội dung là CPQLDA tính theo hướng dẫn của Thông tư là không có thuế hoặc bao gồm thuế, đây là lý do người ta tranh cải về nó.
(xem tiếp phần sau...)

luongvancanh
14/12/21, 11:13 AM
Theo quy định tại Nghị định 10/2021/NĐ-CP và Thông tư 11/2021/TT-BXD, thời điểm viết bài này, có quy định về CPQLDA như sau

Điều 30. Chi phí quản lý dự án
1. Chi phí quản lý dự án được sử dụng để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực hiện các công việc sau:
a) Tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc: giám sát công tác khảo sát xây dựng; tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình; công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư; lập, thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; lập, thẩm tra thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng; lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng; quản lý hệ thống thông tin công trình; thu thập và cung cấp thông tin dữ liệu phục vụ công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường của công trình; xác định định mức dự toán mới, điều chỉnh định mức dự toán cho công trình; xác định giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình; kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo yêu cầu; kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, báo cáo đánh giá tác động môi trường, quan trắc và giám sát môi trường trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng; nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; giám sát, đánh giá đầu tư; nghiệm thu, bàn giao công trình; khởi công, khánh thành (nếu có), tuyên truyền quảng cáo và tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc cần thiết khác để phục vụ cho công tác quản lý dự án;
b) Thực hiện các công việc: giám sát, đánh giá đầu tư; thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và thẩm định dự toán xây dựng; xác định dự toán gói thầu xây dựng (trong trường hợp đã có dự toán xây dựng công trình được phê duyệt) và thực hiện các công việc cần thiết khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.
2. Nội dung chi phí quản lý dự án gồm tiền lương của cán bộ quản lý dự án; tiền công trả cho người lao động theo hợp đồng; các khoản phụ cấp lương; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; kinh phí công đoàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân được hưởng lương từ dự án); ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án; thanh toán các dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng phẩm; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; tổ chức hội nghị có liên quan đến dự án; công tác phí; thuê mướn, sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ quản lý dự án; chi phí khác và chi phí dự phòng.
3. Chi phí quản lý dự án là chi phí tối đa để quản lý dự án phù hợp với thời gian, phạm vi công việc đã được phê duyệt của dự án, được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) hoặc bằng cách lập dự toán phù hợp với hình thức tổ chức quản lý dự án, thời gian thực hiện dự án, quy mô và đặc điểm công việc quản lý dự án. Chi phí quản lý dự án được quản lý trên cơ sở dự toán được xác định hàng năm phù hợp với nhiệm vụ, công việc quản lý dự án thực hiện và các chế độ chính sách có liên quan. Chi phí quản lý dự án chỉ được điều chỉnh khi thay đổi về phạm vi công việc quản lý dự án, tiến độ thực hiện dự án, điều chỉnh dự án.
4. Trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án thì chi phí tư vấn quản lý dự án được xác định bằng cách lập dự toán trên cơ sở nội dung, khối lượng công việc quản lý dự án được chủ đầu tư và tổ chức tư vấn thỏa thuận trong hợp đồng tư vấn quản lý dự án.
5. Trường hợp tổng thầu thực hiện hình thức hợp đồng EPC thực hiện một số công việc quản lý dự án thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư thì tổng thầu được hưởng một phần chi phí quản lý dự án phù hợp với phạm vi, khối lượng công việc quản lý dự án do chủ đầu tư giao và được thỏa thuận trong hợp đồng tổng thầu.
6. Tổng chi phí quản lý dự án phần công việc do chủ đầu tư thực hiện và chi phí quản lý dự án do tư vấn quản lý dự án, tổng thầu thực hiện theo quy định tại khoản 4, 5 Điều này không vượt quá chi phí quản lý dự án đã được xác định, phê duyệt theo quy định.
Theo nội dung của Điều 30 Nghị định 10, không có nội dung nói rõ là CPQLDA tính theo hướng dẫn của khoản 3 đã có thuế VAT. Chỉ nói đây là chi phí tối đa để QLDA. Từ nội dung "tối đa" này và tư tưởng là CPBQLDA chỉ dành cho Ban QLDA vốn nhà nước xài nên một số người (kể cả các chuyên viên hành xử, thi hành Nghị định 10) cho rằng nó đã bao gồm thuế VAT. Thế là xảy ra tranh cải trong xã hội vấn đề này.
Nếu như quan điểm CPQLDA là chi phí tư vấn và được tính cùng công thức với các chi phí tư vấn khác thì không có vấn đề gì để tranh cải, phù hợp với loại hình nghề nghiệp, không phân biệt đối xử giữa Ban QLDA vốn nhà nước và Tư vấn QLDA, phù hợp với Luật Thuế giá trị gia tăng.
Bài tiếp theo theo tôi sẽ chứng minh rằng quan điểm CPQLDA đã bao gồm thuế hoặc không chịu thuế VAT là không phù hợp, các bạn xem phần tiếp theo nhé

luongvancanh
14/12/21, 11:40 AM
1. Không phù hợp theo quy định của Luật thuế VAT hiện hành:Trích dẫn Luật thuế VAT 13/2008/QH12:
Điều 3. Đối tượng chịu thuế Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.Điều 5. Đối tượng không chịu thuế1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền. 3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt.5. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.6. Chuyển quyền sử dụng đất. (... từ 7 -23 không có sản phẩm về QLDA, tôi không trích dẫn vì khá dài)................................24. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật.25. Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước.Như nội dung nêu trên của Luật thuế, nghề QLDA không thuộc đối tượng không chịu thuế, mà là phải nộp thuế VAT. Rõ ràng là không có lý do gì Ban QLDA nhà nước lại không nộp thuế và Tư vấn QLDA tư nhân lại phải nộp thuế VAT, tạo sự không công bằng về thuế giữa hai tổ chức tư nhân và nhà nước cùng hành một loại nghề QLDA. Điều quan trọng hơn là vi phạm Luật thuế VAT.2. Bênh cạnh đó, xét về mặt chi phí, rất mâu thuẫn và bất hợp lý.Giả sử tính theo hướng dẫn của Thông tư thì CPQLDA giả sử là được 10đ. - Nếu BQLDA của CĐT sử dụng thì sẽ sử dụng hết 10đ, không nộp thuế VAT.- Nếu Tư vấn QLDA sử dụng thì chỉ sử dụng được 9,1đ, nộp thuế 0,9đXét về tính chuyên nghiệp, tư vấn QLDA BQLDA và Ban QLDA của CĐT, ai QLDA tốt hơn? Nhưng qua bài toán chứng minh, ta thấy rằng Ban QLDA của CĐT xài tiền nhiều hơn, không nộp thuế VAT nữa. Với góc độ quản lý vĩ mô, không một nhà làm Luật nào lại để tình huống này xảy ra. Còn các bạn nghĩ sao?3. Cuối cùng, nghề QLDA cũng là nghề tư vấn xây dựng, gần giống như công việc tư vấn giám sát. Do đó không có lý do gì tính toán theo cơ chế khác với chi phí tư vấn. Trong khi tư vấn xây dựng thì sau khi tính xong chi phí theo công thức được hướng dẫn bởi Thông tư, ta cộng thuế VAT 10% vào. Còn CPQLDA thì không được cộng vào, gây sự khác biệt trong việc tính chi phí cùng loại.Nếu Bộ XD cho rằng định mức của CPQLDA là cao, nên hiểu là bao gồm VAT khi tính cho tư vấn QLDA. Vậy thì chỉ việc giảm lại 10% để việc tính toán chi phí giống như chi phí giám sát là sau khi tính xong theo công thức, ta cộng 10% VAT vào, đảm bảo sự phù hợp, sự thống nhất việc tính giữa các chi phí tư vấn, trong đó có CPQLDA.Kết luận: Với 3 luận điểm chứng minh nêu trên, người đọc cũng như người hành nghề tự thấy rằng có tính thuế cho CPQLDA hay không. Rất mong là Thông tư hướng dẫn quản lý chi phí kế tiếp sẽ hướng dẫn rõ vấn đề này, đừng để sự không phù hợp nhỏ (ep-si-lon) về chi phí làm ảnh hưởng tới bài toán toàn cục.