PDA

Xem bản đầy đủ : Thắc mắc về các loại chi phí theo quy định mới (PART 2)



seaboy
16/08/08, 02:25 PM
Xin chào thầy và mọi người. Em xin được hỏi típ 1 số vấn đề về các loại chi phí mới ạ, mong được sự giải đáp từ thầy và mọi người. Thanks for reading :D

1. Chi phí tư vấn khảo sát có thể có phân ra làm 2 loại là: khảo sát phục vụ quy hoạch - xin chủ trương và khảo sát phục vụ thiết kế - thi công được ko, ngoài ra do khảo sát chỉ có định mức dự toán mà ko có định mức chi phí theo tỉ lệ % vậy ngay từ khi bắt đầu dự án thì có thể khái toán theo cách nào để đưa vào tổng mức đầu tư ?

2. đối với các đơn vị chỉ làm về lập quy hoạch hoặc khảo sát thì bên cạnh cách điều chỉnh theo 03/2008/TT-BXD thì có quyền áp dụng thêm cách tính dự phòng phí (trên hoặc dưới 02 năm) như cách tính dự phòng phí của Tmác T và TDT theo NĐ99 được ko ?

3. Tổng mức đầu tư được xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư (bao gồm thiết kế cơ sở) vậy các chi phí phục vụ cho các công tác trước đó (như xin chủ trương đầu tư; tư vấn khảo sát ; tư vấn lập quy hoạch 1/2000, 1/500 …) có thể đưa được vào mục nào theo NĐ99 để tổng mức đầu tư được bao trùm hết đầy đủ ?

4. Suất vốn đầu tư (trong CV 1600/BXD-VP) của công trình hạ tầng kỷ thuật cho khu đô thị chỉ tính với các khu có quy mô lớn (từ 20 đến 50 ha hoặc trên 50 ha) vậy đối với các dự án có quy mô nhỏ hơn (chẳng hạn như khu đô thị gồm các block chung cư kết hợp trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê … dưới 5ha) thì ngay từ khi bắt đầu dự án có thể khái toán theo cách nào để đưa vào tổng mức đầu tư ?

5. Trong phần tính chỉ số giá xây dựng, để xác định số năm thực hiện 1 cách ‘tương đối hợp lý’ thì có thể dựa vào đâu, có văn bản hay cách tính nào hướng dẫn ko (dễ hiếu, hay và chính xác như cách thầy chỉ tính chỉ số giá ở lớp ấy (^.^), làm sao phân biệt cách xác định thời điểm bắt đầu tính số năm thực hiện giữa dự án và dự toán, nếu tính từ lúc có ý tưởng (đối với dự án – tổng mức đầu tư) và từ lúc bóc tách khối lượng dự toán (đối với tổng dự toán) thì chắc chắn số năm thực hiện của dự án > dự toán thì có thể dẫn tới trường hợp dự án dùng chi phí dự phòng kiểu trên 02 năm (5% + csg) và dự toán dùng chi phí dự phòng kiểu dưới 02 năm (10%), như vậy có hợp lý ko ?

6. Trong CV 1601/BXD-VP tại mục I-3 có nói “Chỉ số giá xây dựng công trình tại các Bảng 1, 4, 7 đã tính toán đến sự biến động của các chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và một số khoản mục chi phí khác của chi phí đầu tư xây dựng công trình. Các chỉ số giá xây dựng công trình này chưa xét đến sự biến động của chi phí bồi thường giải phóng mặt bằngtái định cư (nếu có) …? nhưng trong TT05 tại phụ lục số 1, mục I-1.5 thì cách xác định GDP2 (phải thông qua chỉ số giá) thì có tính luôn cả chi phí bồi thường giải phóng mặt bằngtái định cư (chỉ bỏ lãi vay), tại sao có sự khác biệt như vậy và nên áp dụng tính toán theo cách nào ?

7. Trong TT05 tại phụ lục số 1, mục I-1.5 thì khi tính GDP2 sẽ ko kể lãi vay trong thời gian thực hiện dự án (ký hiệu là Lvay) nhưng trong các loại chi phí của mục chi phí khác của TT05 tại mục II-1.1.6 thì lãi vay là lãi vay trong thời gian xây dựng, vậy 2 loại lãi vay trên có khác nhau ko ? vì trong thực tế thì lãi vay trong thời gian xây dựng (hay thời gian thi công) thường được ngân hàng ân hạn và nếu hiểu Tmác T là toàn bộ chi phí mà CĐT bỏ ra để thực hiện dự án thì cả 2 loại lãi vay trên đ?u phải xét cho loại lãi vay là loại trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án chứ ?

luongvancanh
07/09/08, 04:23 PM
Chà chà .... Anh hỏi nhiều vấn đề chung một câu hỏi quá. Anh hãy tách ra mỗi vấn đề một câu hỏi (Mục mới) để dễ dàng trả lời và các bạn khác dễ dàng tra cứu và tìm đọc. Tôi sẽ trả lời sau khi anh tách ra nhé

luongvancanh
08/09/08, 08:46 AM
Chào các bạn.
Câu hỏi này tôi cũng gặp nhiều khi đi dạy các lớp kỹ sư định giá ở tỉnh. Sẵn đây tôi xin trả lời cho các bạn, giúp các bạn hiễu rõ hơn về vấn đề quản lý chi phí trong dự án và dự toán.



1. Chi phí tư vấn khảo sát có thể có phân ra làm 2 loại là: khảo sát phục vụ quy hoạch - xin chủ trương và khảo sát phục vụ thiết kế - thi công được ko, ngoài ra do khảo sát chỉ có định mức dự toán mà ko có định mức chi phí theo tỉ lệ % vậy ngay từ khi bắt đầu dự án thì có thể khái toán theo cách nào để đưa vào tổng mức đầu tư ?
3. Tổng mức đầu tư được xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư (bao gồm thiết kế cơ sở) vậy các chi phí phục vụ cho các công tác trước đó (như xin chủ trương đầu tư; tư vấn khảo sát ; tư vấn lập quy hoạch 1/2000, 1/500 …) có thể đưa được vào mục nào theo NĐ99 để tổng mức đầu tư được bao trùm hết đầy đủ ?



Theo TT 05/2007/TT-BXD như sau:
1.4. Xác định chi phí quản lý‎ dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác của dự án
Các chi phí như chi phí quản lý‎ dự án (GQLDA), chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) và chi phí khác (GK) được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tính theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) (xem mục 3, 4, 5 Phụ lục số 2 của Thông tư này). Hoặc tổng các chi phí này (không bao gồm lãi vay trong thời gian thực hiện dự án và vốn lưu động ban đầu) có thể được ước tính từ 10¸15% của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của dự án.
Chi phí mà bạn hỏi chính là một trong các chi phí tư vấn và chi phí khác. Khi lập tổng mức đầu tư hoặc là bạn tính theo hướng dẫn của các phụ lục số 2 của TT05 hoặc là tính 15% của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của dự án. Tôi khuyên các bạn nên dùng cách tính % vì nó nhanh hơn và đúng ý nghĩa hơn về mặt quản lý vốn.

Một số bạn ở tỉnh lại có một cách hiểu không đúng khác về việc sử dụng 15% để ước tính vốn cho tổng mức đầu tư. Khi lập dự toán sau này, các bạn hãy tính cụ thể chi phí của từng công việc tư vấn. Ví dụ như chi phí tư vấn tlậpp dự án và thiết kế . . .sẽ được tính theo công thức của công văn 1751. Sau khi tính ra các giá trị chi phí tư vấn thiết kế và lập dự án và một số chi phí tư vấn khác, một số bạn lại lấy giá trị tính được từ 15% của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của dự án trừ cho tổng chi phí tư vấn đã tính được để tính các chi phí khác và đôi khi các bạn sẽ nhận được kết quả âm (tức thiếu tiền cho các chi phí tư vấn và chi phí khác còn lại). HỌ lại tự giảm các chi phí đã tính lại cho đủ 15%.???? Điều này không đúng các bạn ạ. Nếu thiếu tiền thì cứ lấy dự phòng phí để bù vào. 15% vốn này chỉ mang tính ước vốn khi lập dự án chứ không phải là cố định.

Còn dự phòng phí thì khi tính dự án hoặc dự toán đ?u tính cho tất cả các loại loại chi phí của dự án (kể cả các chi phí tư vấn mà bạn hỏi), chỉ trừ lãi vay ,vốn lưu động.

Tổng mức đầu tư được xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư (bao gồm thiết kế cơ sở) vậy các chi phí phục vụ cho các công tác trước đ (như xin chủ trương đầu tư; tư vấn khảo sát ; tư vấn lập quy hoạch 1/2000, 1/500 …) tất nhiên nó thuộc chi phí tư vấn, bạn phải đưa vào mục chi phí tư vấn nếu có tính tính riêng mục này trong tổng mức đầu tư.

luongvancanh
08/09/08, 09:21 AM
2. đối với các đơn vị chỉ làm về lập quy hoạch hoặc khảo sát thì bên cạnh cách điều chỉnh theo 03/2008/TT-BXD thì có quyền áp dụng thêm cách tính dự phòng phí (trên hoặc dưới 02 năm) như cách tính dự phòng phí của Tmác T và TDT theo NĐ99 được ko ?

Theo Thông tư 05/2007 thì việc tính chi phí dự phòng trượt giá là cho tất cả 5 loại chi phí, trong đó có cả chi phí tư vấn. Do đó được quyền tính chi phí dự phòng trượt giá nếu công việc tư vấn kéo dài hơn 2 năm và tính tương tự như tính dự phòng trượt giá của dự tóan.

luongvancanh
09/09/08, 11:52 AM
4. Suất vốn đầu tư (trong CV 1600/BXD-VP) của công trình hạ tầng kỷ thuật cho khu đô thị chỉ tính với các khu có quy mô lớn (từ 20 đến 50 ha hoặc trên 50 ha) vậy đối với các dự án có quy mô nhỏ hơn (chẳng hạn như khu đô thị gồm các block chung cư kết hợp trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê … dưới 5ha) thì ngay t khi bắt đầu dự án có thể khái toán theo cách nào để đưa vào tổng mức đầu tư ?

Bạn có thể dựa vào CV 1600/BXD-VP để tính khái tóan cho các dự án có quy mô nhỏ hơn, tuy nhiên phải nhân hệ số điều chỉnh và chỉ số giá để tính trượt giá. Hệ số điều chỉnh tuy thuộc vào kinh nghiệm của người làm dự án, theo tôi trường hợp này ta dùng k=1,1 đến 1,2 tùy mức độ khu quy h?ach lớn hoặc nh?.

luongvancanh
09/09/08, 12:27 PM
5. Trong phần tính chỉ số giá xây dựng, để xác định số năm thực hiện 1 cách ‘tương đối hợp lý’ thì có thể dựa vào đâu, có văn bản hay cách tính nào hướng dẫn ko (dễ hiếu, hay và chính xác như cách thầy chỉ tính chỉ số giá ở lớp ấy (^.^), làm sao phân biệt cách xác định thời điểm bắt đầu tính số năm thực hiện giữa dự án và dự toán, nếu tính từ lúc có ý tưởng (đối với dự án – tổng mức đầu tư) và từ lúc bóc tách khối lượng dự toán (đối với tổng dự toán) thì chắc chắn số năm thực hiện của dự án > dự toán thì có thể dẫn tới trường hợp dự án dùng chi phí dự phòng kiểu trên 02 năm (5% + csg) và dự toán dùng chi phí dự phòng kiểu dưới 02 năm (10%), như vậy có hợp lý ko ?

Số năm thực hiện dự án lấy theo kế h?ach thực hiện dự án được phê duyệt theo Quyết định dự án. Lúc lập dự án để xác định số năm này phải dựa vào kinh nghiệm hoặc theo định hướng của chủ đầu tư. Khi tính dự án, số năm tính trượt giá là từ thời điểm tính dự n đến thời điểm kết thúc công trình (theo kinh nghiệm hoặc theo định hướng của chủ đầu tư).
Khi tính dự , số năm tính trượt giá là từ thời điểm tính dự tóan đến thời điểm kết thúc công trình. Lấy tổng thời gian ghi trong quyết định dự án - thời gian đã trôi qua nếu như thực hiện đúng tiến độ. Nếu đến lúc lập dự tóan đã trễ tiến độ phải giữ nguyên thời gian cần thiết thực hiện cho các công việc sau khi lập dự tóan theo dự án đã duyệt.
Như vậy, vẫn có khả năng khi lập dự án phải tính dự phòng trượt giá và khi lập dự tóan thì không phải tính do kể từ thời điểm tính đến khi kết thúc công trình nhỏ hơn 2 năm. Điều quan trọng là tổng dự tóan không được vượt tổng mức đầu tư.

luongvancanh
10/09/08, 08:57 AM
6. Trong CV 1601/BXD-VP tại mục I-3 có nói “Chỉ số giá xây dựng công trình tại các Bảng 1, 4, 7 đã tính toán đến sự biến động của các chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và một số khoản mục chi phí khác của chi phí đầu tư xây dựng công trình. Các chỉ số giá xây dựng công trình này chưa xét đến sự biến động của chi phí bồi thường giải phóng mặt bằngtái định cư (nếu có) …? nhưng trong TT05 tại phụ lục số 1, mục I-1.5 thì cách xác định GDP2 (phải thông qua chỉ số giá) thì có tính luôn cả chi phí bồi thường giải phóng mặt bằngtái định cư (chỉ bỏ lãi vay), tại sao có sự khác biệt như vậy và nên áp dụng tính toán theo cách nào ?


Vấn đề đúng là các văn bản bị đá nhau. Tuy nhiên dự phòng trượt giá cho CP GPMB chỉ tính khi lập dự án. Tạm thời khi chưa có chỉ số giá cho bất động sản (sắp công bố) thì lấy theo chỉ số giá của công trình cũng được vì theo tôi hiện nay chỉ số giá giá bất động sản có tốc độ tăng nhanh hơn chỉ số giá công trình.

seaboy
11/09/08, 06:29 PM
Woa, hay wá, em xin cảm ơn thầy rất nhiều :), lần sau em sẽ tách các câu hỏi ra cho dễ tra cứu và tìm đọc ạ !